CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ:
VITAZOL 100 được chỉ định để cải thiện khoảng cách đi bộ tối đa và không đau ở các bệnh nhân mắc chứng khập khiễng cách hồi, những người này không bị đau lúc nghỉ và không có bằng chứng hoại tử mô ngoại biên (bệnh lý mạch máu ngoại biên theo phân loại Fontaine giai đoạn II).
Thuốc được dùng để điều trị bước hai cho những bệnh nhân đã có thay đổi lối sống (bao gồm ngừng hút thuốc lá và có chương trình luyện tập) và các biên pháp can thiệp thích hợp khác mà vẫn không đủ để cải thiện triệu chứng bệnh.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:
Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống. Uống thuốc 30 phút trước bữa ăn sáng và tối. Khi dùng thuốc với thức ăn, nồng độ tối đa trong máu (Cmax) tăng lên, điều này có thể liên quan đến tăng tần suất các tác dụng không mong muốn.
Liều lượng:
Thuốc phải được hướng dẫn điều trị bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị chứng khập khiễng cách hồi.
– Liều khuyến cáo là 100 mg, 2 lần mỗi ngày.
– Bác sĩ cần đánh giá lại bệnh nhân sau 3 tháng điều trị để quyết định ngừng sử dụng cilostazol nếu không có hiệu quả đầy đủ hoặc không cải thiện được các triệu chứng.
– Bệnh nhân điều trị bằng cilostazol cần tiếp tục thay đổi lối sống (ngưng hút thuốc lá và luyện tập), và can thiệp bằng thuốc (như thuốc hạ lipid máu và chống kết tập tiểu cầu) để giảm nguy cơ các tai biến tim mạch. Cilostazol không thay thế được các liệu pháp này.
– Cần giảm liều xuống 50 mg, 2 lần mỗi ngày cho các bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế mạnh CYP3A4, như các thuốc macrolid, các thuốc kháng nấm nhóm azol, các thuốc ức chế protease, hoặc các thuốc ức chế mạnh CYP2C19 như omeprazol.
Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều cho người cao tuổi.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả chưa được thíết lập ở trẻ em.
Người suy thận: Không cần chỉnh liều cho các bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin > 25 ml/phút. Chống chỉ định cho các bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin ≤ 25 ml/phút.
Người suy gan: Không cần chỉnh liều cho các bệnh nhân suy gan nhẹ. Chưa có dữ liệu nghiên cứu cho các bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Do thuốc được chuyển hóa nhiều bởi các enzym gan nên chống chỉ định cilostazol cho các bệnh nhân bị suy gan trung bình và nặng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Quá mẫn cảm với cilostazol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 25 ml/phút).
– Suy gan nặng và trung bình.
– Suy tim sung huyết.
– Phụ nữ có thai.
– Người có bệnh dễ chảy máu (như loét dạ dày tiến triển, đột quỵ xuất huyết não (trong vòng 6 tháng), bệnh võng mạc tăng sinh do đái tháo đường, tăng huyết áp không được kiểm soát tốt).
– Người có tiền sử nhịp nhanh thất, rung thất hoặc ngoại tâm thu thất đa ổ, có hay không được điều trị thích hợp, và những người có khoảng QT kéo dài.
– Bệnh nhân có tiền sử loạn nhịp nhanh nặng.
– Bệnh nhân được điều trị đồng thời với hai hoặc nhiều hơn hai thuốc ức chế kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông khác (như aspirin, clopidorel, heparin, warfarin, acenocoumarol, dabigatran, rivaroxaban hoặc apixaban).
– Bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng qua, hoặc can thiệp mạch vành trong vòng 6 tháng trước đó.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG:
Chỉ sử dụng cilostazol ở những bệnh nhân đã thực hiện biện pháp thay đổi lối sống (luyện tập, ăn uống điều độ và ngừng hút thuốc) nhưng vẫn không cải thiện bệnh.
Không sử dụng cho những bệnh nhân rối loạn nhịp tim nghiêm trọng (nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp), đau thắt ngực không ổn định, có cơn đau tim, bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạnh vành hoặc bệnh nhân đang sử dụng từ hai thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu trở lên như aspirin và clopidogrel.
Sự thích hợp dùng cilostazol cùng với các phương pháp điều trị khác như tái phân bố mạch phải được xem xét cẩn thận. Dựa theo cơ chế tác dụng, cilostazol có thể gây nhịp tim nhanh, hồi hộp, rối loạn nhịp tim nhanh và / hoặc hạ huyết áp. Tăng nhịp tim liên quan với cilostazol là khoảng 5-7 nhịp/phút; ở các bệnh nhân có nguy cơ điều này có thể gây cơn đau thắt ngực.
Các bệnh nhân có nguy cơ tăng các tác dụng phụ trên tim mạch nghiêm trọng đưa đến tăng nhịp tim, như các bệnh nhân bị bệnh mạch vành ổn định, cần được theo dõi chặt chẽ trong khi dùng thuốc, trong khi sử dụng cilostazol, cho các bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim/can thiệp mạch vành trong vòng 6 tháng qua, hoặc có tiền sử loạn nhịp tim nghiêm trọng là chống chỉ định
Cần thận trọng khi kê đơn cilostazol cho bệnh nhân có ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất và bệnh nhân rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ.
Bệnh nhân cần được cảnh báo phải báo cáo với bác sĩ khi có bất kỳ đợt chảy máu hoặc dễ bị bầm tím nào trong quá trình điều trị. Trong trường hợp có xuất huyết võng mạc, nên ngừng dùng cilostazol.
Do tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu của cilostazol, thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu xảy ra khi phẫu thuật (bao gồm các thủ thuật xâm lấn nhỏ như nhổ răng). Nếu bệnh nhân cần phải phẫu thuật chọn lọc và tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu là không cần thiết, nên ngừng sử dụng cilostazol 5 ngày trước khi phẫu thuật.
Đã có các báo cáo hiếm hoặc rất hiếm đối với các bất thường về huyết học bao gồm giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu và thiếu máu bất sản (xem phần Tác dụng không mong muốn). Hầu hết bệnh nhân đều hồi phục khi ngừng sử dụng cilostazol. Tuy nhiên, một vài trường hợp giảm toàn thể huyết cầu và thiếu máu bất sản đã gây tử vong.
Ngoài việc báo cáo các đợt chảy máu và dễ bị bầm tím, bệnh nhân nên được cảnh báo cần nhanh chóng báo cáo các dấu hiệu khác cũng có thể gợi ý sự hình thành sớm chứng rối loạn cấu tạo máu như sốt và đau họng. Cần tiến hành xét nghiệm công thức máu đầy đủ nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc bất cứ dấu hiệu lâm sàng của chứng rối loạn cấu tạo máu. Nên ngừng cilostazol ngay lập tức nếu có các dấu hiệu lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm bất thường về huyết học.
Nồng độ cilostazol trong huyết tương đã được chứng tỏ là tăng khi bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 và CYP2C19. Trong những trường hợp này, cần phải giảm liều cilostazol còn 50 mg hai lần mỗi ngày.
Thận trọng khi sử dụng cilostazol kết hợp với bất kỳ thuốc nào khác mà có khả năng làm hạ huyết áp do có khả năng làm tăng thêm tác dụng hạ huyết áp cùng với nhịp tim nhanh phản xạ.
Cần thận trọng khi sử dụng cùng lúc cilostazol với bất kỳ thuốc ức chế kết tập tiểu cầu khác.
TRƯỜNG HỢP CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Phụ nữ có thai:
Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng cilostazol ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có độc tính sinh sản. Tiềm năng nguy cơ ở con người còn chưa rõ. Không được dùng cilostazol trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ cho con bú:
Trong các nghiên cứu trên động vật đã có báo cáo cilostazol đi qua sữa mẹ. Chưa biết rõ cilostazol có bài tiết trong sữa mẹ con người hay không. Do có tiềm năng gây hại ở trẻ sơ sinh bú mẹ, không nên dùng cilostazol trong thời kỳ cho con bú.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Cilostazol có ảnh hưởng ít đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cilostazol có thể gây chóng mặt và bệnh nhân cần được cảnh báo phải thận trọng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC:
Các chất ức chế kết tập tiểu cầu
Cilostazol là chất ức chế PDE III có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu. Trong một nghiên cứu lâm sàng ở người khỏe mạnh, dùng cilostazol 150 mg, 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày không gây kéo dài thời gian chảy máu.
Acid acetylsalicylic (aspirin)
Dùng kết hợp aspirin với cilostazol trong thời gian ngắn hạn (≤ 4 ngày) cho thấy có sự tăng lên 23-25% sự ức chế kết tập tiểu cầu do cảm ứng ADP ex vivo so với dùng aspirin riêng lẻ.
Không có xu hướng rõ ràng về tăng tần suất tác dụng phụ xuất huyết ở các bệnh nhân dùng cilostazol và aspirin so với những bệnh nhân dùng giả dược và aspirin liều tương đương.
Clopidogrel và các thuốc chống kết tập tiểu cầu
Dùng kết hợp cilostazol và clopidogrel không có ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT) hoặc thời gian thromboplastin được kích hoạt một phần (aPTT). Tất cả các đối tượng khỏe mạnh trong nghiên cứu đều bị kéo dài thời gian chảy máu khi dùng clopidogrel đơn thuần và sử dụng kết hợp với cilostazol không làm tăng thêm ảnh hưởng đáng kể trên thời gian máu chảy. Cần thận trọng khi kết hợp cilostazol với bất kỳ thuốc nào gây ức chế kết tập tiểu cầu.
Cần cân nhắc cho theo dõi thời gian máu chảy định kỳ. Chống chỉ định dùng cilostazol cho các bệnh nhân đang dùng thêm hai hoặc nhiều chất chống kết tập tiểu cầu / thuốc chống đông. Trong thử nghiệm CASTLE, đã cho thấy tỷ lệ xuất huyết cao hơn khi sử dụng kết hợp clopidogrel, aspirin và cilostazol.
Thuốc chống đông đường uống như warfarin
Trong một nghiên cứu lâm sàng dùng liều đơn, không thấy có sự ức chế chuyển hóa warfarin hoặc ảnh hưởng đến các thông số đông máu (PT, aPTT, thời gian máu chảy). Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng cả cilostazol và bất kỳ thuốc chống đông nào và cần theo dõi thường xuyên để giảm khả năng chảy máu.
Chống chỉ định cilostazol ở những bệnh nhân đang dùng thêm hai hoặc nhiều thuốc chống kết tập tiểu cầu / thuốc chống đông.
Thuốc ức chế enzym cytochrome P-450 (CYP)
Cilostazol được chuyển hóa mạnh bởi các enzym CYP, đặc biệt là CYP3A4, CYP2C19 và ở một mức độ thấp hơn CYP1A2. Chất chuyển hóa dehydro, có tác dụng 4 – 7 lần mạnh hơn cilostazol trong ức chế kết tập tiểu cầu, hình thành chủ yếu qua CYP3A4. Chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy, có hoạt lực bằng 1/5 của cilostazol có vẽ được hình thành chủ yếu qua CYP2C19. Do đó, các thuốc ức chế CYP3A4 (như các macrolid, thuốc kháng nấm azol, thuốc ức chế protease) hoặc CYP2C19 (như thuốc ức chế bơm proton, các PPI) làm tăng tác dụng dược lý và có tiềm năng làm tăng tác dụng không mong muốn của cilostazol. Do đó, đối với bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc ức chế CYP4A4 hoặc CYP2C19 mạnh thì liều khuyến cáo là 50 mg, 2 lần mỗi ngày.
Sự tương tác của việc dùng đồng thời cilostazol với các thuốc ức chế CYP3A4 và CYP2C19 được liệt kê trong bảng sau:
Thuốc dùng kết hợp | Tương tác | Các khuyến cáo khi dùng kết hợp |
Cilostazol + erythromycin (chất ức chế CYP3A4)
|
AUC:
Cilostazol: ↑ 72%. Chất chuyển hóa dehydro: ↑ 6%. Chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy: ↑ 119%. Tác dụng dược lý tổng thể cilostazol: ↑ 34%. |
Liều cilostazol được khuyến cáo là 50mg, 2 lần mỗi ngày khi dùng chung với erythromycin và các thuốc tương tự (như clarithromycin). |
Cilostazol + ketoconazol (chất ức chế CYP3A4)
|
AUC:
Cilostazol: ↑ 117%. Chất chuyển hóa dehydro: ↑ 15%. Chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy: ↑ 87%. Tác dụng dược lý tổng thể cilostazol: ↑ 35%. |
Liều cilostazol được khuyến cáo là 50 mg, 2 lần mỗi ngày khi dùng chung với ketoconazol và các thuốc tương tự (như itraconazol). |
Cilostazol + diltiazem (chất ức chế yếu CYP3A4)
|
AUC:
Cilostazol: ↑ 44%. Chất chuyển hóa dehydro: ↑ 4%. Chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy: ↑ 43%. Tác dụng dược lý tổng thể cilostazol: ↑ 19%. |
Không cần chỉnh liều. |
Liều đơn cilostazol 100 mg + 240 ml nước ép bưởi (chất ức chế CYP3A4 ruột) | Không có tương tác đáng kể đến dược động học của cilostazol. | Không cần chỉnh liều. |
Cilostazol + omeprazol (chất ức chế CYP2C19)
|
AUC:
Cilostazol: ↑ 22%. Chất chuyển hóa dehydro: ↑ 68%. Chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy: ↓ 36%. Tác dụng dược lý tổng thể cilostazol: ↑ 47%. |
Liều cilostazol được khuyến cáo là 50 mg, 2 lần mỗi ngày khi dùng chung với omeprazol. |
Ghi chú: ↑: tăng, ↓: giảm.
Các cơ chất enzym cytochrom P-450
Cilostazol đã được chứng minh là làm tăng 70% AUC của lovastatin (cơ chất nhạy cảm của CYP3A4) và β-hydroxy acid. Cần thận trọng khi dùng cilostazol cùng với các cơ chất CYP3A4 với chỉ số điều trị hẹp (như: cisaprid, halofantrin, pimozid, các dẫn chất ergot). Cần thận trọng khi dùng đồng thời với các statin được chuyển hóa bởi CYP34A, như simvastatin, atorvastatin và lovastatin.
Các chất gây cảm ứng enzym cytochrome P-450
Ảnh hưởng của các chất gây cảm ứng CYP3A4 và CYP2C19 (như carbamazepin, phenytoin, rifampicin và St. John’s wort) đối với dược động học của cilostazol chưa được đánh giá. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu trên lý thuyết có thể bị thay đổi và cần phải theo dõi cẩn thận khi dùng cilostazol kết hợp với các chất gây cảm ứng CYP3A4 và CYP2C19.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, hút thuốc lá (gây cảm ứng CYP1A2) làm giảm nồng độ cilostazol trong huyết tương khoảng 18%.
Các tiềm năng tương tác khác
Cần thận trọng khi dùng kết hợp cilostazol với bất kỳ thuốc nào khác có tiềm năng làm giảm huyết áp do có khả năng làm tăng thêm hạ huyết áp cùng với nhịp tim nhanh phản xạ.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Các tác dụng phụ sắp xếp theo phân loại và tần suất được liệt kê trong bảng sau:
Phân loại rối loạn | Rất thường gặp
(≥ 1/10) |
Thường gặp
(≥ 1/100 – < 1/10) |
Ít gặp
(≥ 1/1000 – < 1/100) |
Hiếm gặp
(≥ 1/10000 – < 1/1000) |
Tần suất chưa rõ |
Máu và hệ bạch huyết | Vết bầm máu. | Thiếu máu. | Kéo dài thời gian máu chảy, tăng tiểu cầu | Khuynh hướng chảy máu, giảm tiêu cầu, giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu bất sản. | |
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng. | ||||
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Phù (ngoại biên, mặt), chán ăn. | Tăng đường huyết, đái tháo đường. | |||
Tâm thần | Lo âu. | ||||
Hệ thần kinh | Đau đầu | Choáng váng | Mất ngủ, giấc mộng bất thường. | Liệt nhẹ, giảm cảm giác. | |
Mắt | Viêm kết mạc | ||||
Tai và mê đạo | Ù tai | ||||
Tim | Hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, loạn nhịp, ngoại tâm thu thất. | Nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim sung huyết, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, ngất. | |||
Mạch máu | Xuất huyết mắt, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết bất kỳ, hạ huyết áp tư thế. | Cơn nóng bừng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, xuât huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết cơ, xuất huyết đường hô hấp, xuất huyết dưới da. | |||
Hô hấp, vùng ngực, trung thất | Viêm mũi, viêm thanh quản. | Khó thở, viêm phổi, ho. | Viêm phổi kẽ | ||
Đường tiêu hóa | Tiêu chảy, phân bất thường. | Buồn nôn, nôn, ăn không tiêu, đầy hơi, đau bụng. | Viêm dạ dày. | ||
Gan – mật | Viêm gan, bất thường chức năng gan, vàng da. | ||||
Da và mô dưới da | Phát ban, ngứa ngáy. | Chàm, phát ban ở da, hội chứng Steven- Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc. mày đay. | |||
Cơ xương và mô liên kết | Đau cơ. | ||||
Thận và đường tiết niệu | Suy thận. | Tiểu ra máu, đái dắt. | |||
Tổng quát | Đau ngực, suy nhược | Ớn lạnh, khó ở. | Sốt, đau | ||
Đang nghiên cứu | Tăng acid uric huyết, tăng urê huyết, tăng creatinin huyết. |
Ghi chú:
– Tần suất hồi hộp và phù ngoại biên tăng khi cilostazol được dùng kết hợp với các thuốc giãn mạch khác gây tình trạng nhịp tim nhanh phản xạ, như: thuốc ức chế kênh calci dihydropyridin.
– Tác dụng phụ duy nhất dẫn đến việc ngưng điều trị ở ≥3% bệnh nhân dùng thuốc là đau đầu. Các nguyên nhân thường gặp khác làm phải ngưng thuốc gồm hồi hộp và tiêu chảy (cả hai là 1,1%).
– Cilostazol bản thân có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và nguy cơ này có thể tăng khi sử dụng cùng bất cứ chất nào có tiềm năng như vậy.
– Nguy cơ xuất huyết nội nhãn có thể cao hơn ở bệnh nhân đái tháo đường.
– Tần suất tiêu chảy và hồi hộp tăng ở các bệnh nhân trên 70 tuổi.
Thông báo NGAY cho bác sĩ HOẶC DƯỢC SĨ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Thông tin về quá liều cấp tính trên người còn hạn chế. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp phải là: đau đầu trầm trọng, tiêu chảy, nhịp tim nhanh và có thể loạn nhịp tim.
Xử trí: Cần theo dõi bệnh nhân và điều trị hỗ trợ. Cần làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày thích hợp.
ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC:
Mã ATC: B01A C23.
Nhóm thuốc: Các thuốc chống huyết khối, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu ngọai trừ heparin.
Theo dữ liệu từ 9 thử nghiệm có đối chứng với giả dược (trên 1.634 bệnh nhân dùng cilostazol), đã chứng tỏ cilostazol cải thiện khả năng luyện tập như được đánh giá bởi các sự thay đổi trong khoảng cách đi khập khiễng tuyệt đối (ACD, hoặc khoảng cách đi bộ tối đa) và khoảng cách bắt đầu đi khập khiễng (ICD, hoặc khoảng cách đi bộ không đau) khi kiểm tra bằng máy chạy bộ. Sau 24 tuần điều trị, cilostazol 100 mg, 2 lần mỗi ngày làm tăng giá trị trung bình ACD trong khoảng từ 60,4 – 129,1 mét, trong khi ICD tăng bình quân trong khoảng từ 47,3 – 93,6 mét.
Một phân tích tổng hợp dựa trên sự khác biệt trung bình đo được trong 9 thử nghiệm đã cho thấy rằng có sự cải thiện có ý nghĩa trên mức cơ bản chung là 42 m trong khoảng cách đi bộ tối đa đối với cilostazol 100 mg, 2 lần mỗi ngày vượt so với mức cải thiện khi dùng giả dược. Điều này tương ứng với mức cải thiện tương đối 100% so với giả dược. Tác dụng này thấp hơn trong nhóm bệnh nhân đái tháo đường so với nhóm bệnh nhân không bị đái tháo đường.
Các thử nghiệm trên động vật đã cho thấy cilostazol có tác dụng giãn mạch và điều này được chứng minh trong các nghiên cứu nhỏ trên người, bằng cách đo dòng máu ở mắt cá chân bằng phép đo sự thay đổi về thể tích dòng máu. Trên in vitro, cilostazol cũng ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn ở chuột và tế bào cơ trơn của người, và ức chế phản ứng phóng thích tiểu cầu của yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu và PF-4 trong tiểu cầu của người.
Các nghiên cứu trên động vật và người (in vivo và ex vivo) đã chứng tỏ rằng cilostazol gây sự ức chế thuận nghịch kết tập tiểu cầu. Sự ức chế có hiệu quả chống lại một loạt các sự kết tập (bao gồm áp lực dịch chuyển, acid arachidonic, collagen, ADP và adrenalin); ở người sự ức chế kéo dài lên tới 12 giờ, và khi ngừng sử dụng cilostazol thì sự kết tập hồi phục trong vòng 48-96 giờ, mà không có tăng tính kết tập dội ngược. Tác dụng trên tuần hoàn lipid huyết tương đã được kiểm tra ở các bệnh nhân dùng cilostazol. Sau 12 tuần, dùng cilostazol với liều 100 mg, 2 lần mỗi ngày đã làm giảm 0,33 mmol/l (15%) triglycerid và tăng 0,10 mmol/l (10%) HDL – cholesterol so với giả dược.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược ở pha IV đã được thực hiện để đánh giá tác dụng lâu dài của cilostazol, với sự tập trung vào tỷ lệ tử vong và an toàn. Tổng số có 1.439 bệnh nhân bị chứng khập khiễng cách hồi và không bị suy tim đã được điều trị bằng cilostazol hoặc giả dược cho đến 3 năm. Về mặt tử vong, tỷ lệ tử vong của sự kiện Kaplan-Meier 36 tháng quan sát được trên thuốc nghiên cứu với thời gian trung bình trên thuốc nghiên cứu 18 tháng là 5,6% (độ tin cậy 95% của 2,8 đến 8,4%) đối với cilostazol và 6,8% (độ tin cậy 95% của 1,9 đến 11,5%) trên giả dược. Điều trị dài hạn với cilostazol không làm tăng các mối lo ngại về tính an toàn.
ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Sau khi dùng đa liều cilostazol 100 mg, 2 lần mỗi ngày ở bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại biên, trạng thái ổn định đạt được trong vòng 4 ngày.
Cmax của cilostazol và các chất chuyển hóa tuần hoàn chủ yếu tăng ít hơn tỉ lệ tăng liều. Tuy nhiên, AUC của cilostazol và các chất chuyển hóa của nó tăng tỷ lệ theo liều dùng.
Thời gian bán thải của cilostazol là 10,5 giờ. Có hai chất chuyển hóa chính là dehydro-cilostazol và 4′-trans-hydroxy cilostazol, cả hai đều có thời gian bán thải tương tự nhau. Chất chuyển hóa dehydro có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu gấp 4 – 7 lần so với thuốc mẹ và chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy có hoạt tính chỉ bằng một phần năm. Nồng độ huyết tương (đo bằng AUC) của các chất chuyển hóa dehydro và 4`-trans-hydroxy là khoảng 41% và khoảng 12% nồng độ của cilostazol.
Cilostazol được thải trừ chủ yếu bởi sự chuyển hóa và sau đó bài tiết qua nước tiểu. Các isoenzym liên quan chủ yếu đến quá trình chuyển hóa là cytochrome P-450 CYP3A4, và với mức thấp hơn là CYP2C19, và càng thấp hơn nữa là CYP1A2.
Đường thải trừ chính là qua đường tiểu (74%) và phần còn lại được thải trừ qua phân. Cilostazol ở dạng không đổi được bài tiết trong nước tiểu với lượng rất nhỏ, và dưới 2% liều được bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa dehydro-cilostazol.
Khoảng 30% liều được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa 4′-trans-hydroxy. Phần còn lại được bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa không quá 5%.
Cilostazol gắn kết với protein từ 95-98%, chủ yếu là albumin. Sự gắn kết protein của chất chuyển hóa dehydro là 97,4% và 4′-trans-hydroxy là 66%.
Không có bằng chứng cho thấy cilostazol gây cảm ứng các microsome enzym gan.
Các nhóm đối tượng đặc biệt
Dược động học của cilostazol và các chất chuyển hóa của nó không ảnh hưởng đáng kể bởi tuổi tác hoặc giới tính ở những người khỏe mạnh từ 50-80 tuổi.
Ở người suy thận nặng, tỷ lệ cilostazol tự do cao hơn 27%, Cmax và AUC thấp hơn lần lượt là 29% và 39% so với những người có chức năng thận bình thường. Cmax và AUC của chất chuyển hóa dehydro thấp hơn lần lượt là 41% và 47% ở người suy thận nặng so với những người có chức năng thận bình thường.
Cmax và AUC của 4′-trans-hydroxy cilostazol cao hơn khoảng 173% và 209% ở những bệnh nhân suy thận nặng. Không dùng thuốc cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 25 ml / phút.
Chưa có dữ liệu ở bệnh nhân suy gan từ trung bình đến nặng và vì cilostazol được chuyển hóa mạnh bởi các enzyme gan, không nên dùng thuốc cho các bệnh nhân này.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 5 vỉ hoặc 10 vỉ x 10 viên.
BẢO QUẢN: Nhiệt độ không quá 300C.
HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
TIÊU CHUẨN: TCCS